Deadline khả thi và linh hoạt

Nếu deadline là 20 tháng 11 thì công việc đó hết hạn đúng 20 tháng 11, không sớm, không muộn hơn.

Không thể tăng thêm deadline rồi tăng thêm khối lượng công việc. Mà deadline là không đổi nhưng những nhiệm vụ trong dự án sẽ được giảm bớt.

Thứ có thể linh hoạt thay đổi duy nhất là khối lượng công việc.

Tách riêng nhưng thứ "cần phải có" ra khỏi những thứ "nếu có thì cũng tốt" và loại bỏ những thứ "vô nghĩa".

Deadline khả thi và linh hoạt
Deadline khả thi và linh hoạt

Ai là người quyết định cái gì nên được giữ nguyên và cái gì nên bị loại bỏ? Chính là nhóm làm việc đó (người làm việc đó). Chứ không phải CEO hay CTO.

Nhóm làm việc đó (người làm việc đó) kiểm soát công việc mà họ làm. Họ nắm giữ công cụ "chiếc búa quyền năng" để giã nhỏ những thứ "cần phải có" ra thành từng mảnh nhỏ. Sau đó xử lý từng mảnh nhỏ ấy một cách riêng biệt.

Cần phải có một suy nghĩ linh hoạt như vậy về deadline

  1. Giúp cho hầu hết các công việc cần 6 tháng để thực hiện thì đều có thể hoàn thành trong 6 tuần dưới một dạng nhiệm vụ khác (đã loại bỏ những thứ "vô nghĩa" và ưu tiên những thứ "cần phải có").
  2. Tránh được rủi ro dự án nhỏ có thẻ trở thành dự án khổng lồ.
  3. Linh hoạt tức là biết chỗ nao nên cắt giảm, khi nào nen dừng lại và khi nào nên tiếp tục.

Một cách định nghĩa hợp lý về deadline là dựa vào ngân sách, không phải là sự ước tính, ước lượng

  1. Nên: "Bạn có 6 tuần để hoàn thành công việc này".
  2. Không nên: "Bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc này".

Deadline không chỉ là mốc thời gian. Mà nó là "phạm vi" + "thời gian"

  1. Một lượng lớn công việc cần hoàn thành trong một khoảng thời gian tương xứng.
  2. Sự kỳ vọng về chất lượng phải hợp lý với nhân lực và thời gian.
  3. Không có sự gia tăng khối lượng công việc trong cùng khung thời gian dành cho công việc ban đầu.
  4. Deadline thực tế + phạm vi công việc linh hoạt.