Những doanh nhân yêu chuộng hòa bình và hạnh phúc

Không phải là chinh phục được cả thế giới. Mà là sự đóng góp.

  1. Ta mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho mọi người.
  2. Để có được thứ ta muốn, ta không cần phải giành giật gì từ người khác.
  3. Chỉ cần doanh thu từ khách hàng đủ để ta chi trả chi phí và sinh loại nhuận.

Quan trọng là chúng ta có một doanh nghiệp lành mạnh cùng phương pháp kinh doanh phù hợp bền vững.

  1. Chi phí trong tầm kiểm soát.
  2. Việc bán hàng vẫn mang lại lợi nhuận.
  3. Ta phục vụ khách hàng tốt và khách hàng trung thành với ta.

Đừng so sánh kinh doanh với những cuộc chiến, tháng thua, cạnh tranh và hủy diệt.

  1. Tranh giành thị phần của đối thủ.
  2. Thống lĩnh thị trường.
  3. Không chỉ phục vụ khách hàng mà còn nắm bắt khách hàng, nhắm vào khách hàng, thuê đội ngũ bán hàng, tuyển dụng những thợ săn đầu người, lựa chọn mặt trận và hóa thân thành sát thủ.

Ngôn ngữ cạnh tranh sẽ viết nên những câu chuyện dở tệ.

  1. Cố gắng triệt hạ đối thủ.
  2. Trận chiến càng khốc liệt, thủ đoạn càng dơ bẩn.
  3. Trong tình yêu và chiến tranh thì không cần tới lý lẽ.

Nhiều công ty bị điều khiển bởi sự so sánh.

  1. Ai đang huy động được nhiều vốn?
  2. Ai đang ở vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ ba?
  3. Ai đang thu hút được sự quan tâm của báo chí?
  4. Ai đang bỏ tiền tài trợ cho sự kiện này?

Sự so sánh là mồ chôn niềm hứng khởi.

  1. Những gì người khác làm được không liên quan đến những gì ta có thể làm, muốn làm và quyết định làm.

Ta chỉ có một sự thỏa mãn sâu sắc khi có một sản phẩm tốt được thể hiện thông qua mức độ hạnh phúc và sức mua của khách hàng.

  1. Sản phẩm tốt = Mức độ hạnh phúc + Sức mua

Hãy quên đối thủ đi và tập trung hết sức để làm ra những sản phẩm tốt nhất.