Cam kết, đừng đồng thuận

Nếu ta chỉ phải ra một quyết định duy nhất, liên quan đến sự sống còn của mạng người thì đó là một quyết định đáng được suy xét kỹ lưỡng.
Nhưng trong kinh doanh, ta phải đưa ra vô vàn quyết định mỗi tháng. Nếu tất cả các quyết định đó đều phải được thông qua bằng sự đồng thuận thì ta sẽ bị kéo vào vòng xoáy của thiệt hại tài sản.

Cái giá phải trả cho sự đồng thuận đơn giản là sự lãng phí.

  1. Khi ta tập hợp một nhóm người vào một căn phòng với suy nghĩ sự đồng thuận là cách giải quyết duy nhất thì ta sẽ tạo ra một trận chiến dai dẳng để tiêu diệt chính mình.
  2. Người đủ sức tranh cãi trong thời gian lâu nhất và trụ lại cuối cùng sẽ giành phần thắng.
Cam kết, đừng đồng thuận
Cam kết, đừng đồng thuận

Cần một ai đó có thẩm quyền phải đưa ra quyết định cuối cùng. Kể cả khi những người khác không thích quyết định đó.

  1. Để cho mỗi quyết định được thực hiện một cách riêng biệt, bởi từng cá nhân chịu trách nhiệm hoàn thành công việc đó.
  2. Những quyết định đúng đắn không tự nhiên xuất hiện trong đầu của bất kỳ ai đó. Mà luôn phải có một quá trình tính toán, dẫn chứng, kinh nghiệm, tranh luận và bàn bạc. Vậy nên hãy rèn luyện hàng ngày để quyết định được chính xác hơn.
  3. Những quyết định đúng đắn thường không cần sự đồng thuận. Mà chúng cần sự chấp thuận.
  4. Jeff Bezos: "Tôi thường xuyên không tán thành nhưng vẫn chấp thuận. Gần đây, chúng tôi cho ra mắt bộ phim được sản xuất bởi Amazon Studios. Tôi nói với nhóm về quan điểm của mình:
    'Thật khó để xác định bộ phim có đủ thu hút hay không, quá trình sản xuất quá phức tạp, điều khoản kinh doanh không hề hoàn hảo và chúng tôi có rất nhiều cơ hội khác đang chờ đợi. Tôi không đồng ý, nhưng tôi chấp thuận và hy vọng nó sẽ trở thành một bộ phim đáng mong đợi nhất trong tất cả những bộ phim chúng ta đã từng sản xuất.'
    Hãy tưởng tượng thời gian quyết định sẽ kéo dài như thế nào với nhóm làm việc phải thuyết phục tôi thay vì chỉ đơn giản là có được sự chấp thuận từ tôi."

Tôi không đồng ý, nhưng tôi chấp thuận.

  1. Tránh việc các công ty lãng phí phần lớn thời gian và năng lượng vào việc cố gắng thuyết phục tất cả mọi người đồng ý trước khi thực sự hành động.
  2. Tránh gặp phải sự chấp thuận hời hợt và sự oán giận ẩn giấu để có sự cam kết.

Mọi người được trình bày ý kiến. Và giao quyền quyết định cuối cùng cho người có thẩm quyền phụ trách: Lắng nghe, xem xét, suy tính và quyết định.

  1. Tất cả mọi người quan tâm và liên quan đều được trao đổi ý tưởng, trình bày trường hợp của mình và quan điểm cá nhân của mình. Xem hướng dẫn: Cách phát triển một ý tưởng.
  2. Người có thẩm quyền sẽ quyết định.
  3. Đảm bảo mọi người thực sự được lắng nghe và thấy rằng lời nói của mình có sức ảnh hưởng. Họ sẽ hiểu ra vấn đề ngay cả khi kết quả cuối cùng không như ý họ muốn.

Quyết định cuối cùng nên được giải thích một cách rõ ràng cho tất cả các bên liên quan.

  1. Không nên: Ra quyết định, rồi bỏ đi.
  2. Nên: Ra quyết định, giải thích rồi mới đi.